Phương pháp giáo dục mới ở trẻ và những tác dụng trong sự phát triển ý thức

Giáo dục trẻ em giai đoạn từ 0 - 12 tuổi có sự ảnh hưởng bao trùm lên khả năng phát triển và tư duy của trẻ cho đến khi trưởng thành. Ở thời kỳ hiện đại, trên thế giới đã có nhiều cuộc khảo sát và nghiên cứu để đưa ra những phương pháp giáo dục mới. Vậy những phương pháp này có những tác dụng tích cực như thế nào đến sự phát triển của trẻ?

Tại sao cần phải thay đổi phương pháp giáo dục mới ở trẻ em?

Giáo dục trẻ em có thể được xem như là một cuộc hành trình dài với nhiều giai đoạn khác nhau, từ những bài tập làm quen cơ thể ở tháng thứ 2 cho đến những sự chuẩn bị cho con thật sự bước vào giáo dục trường lớp ở năm 6 tuổi. Ở mỗi giai đoạn, trẻ luôn cần nhận được sự quan tâm và định hướng giáo dục từ gia đình, bố mẹ.

Giáo dục mới ở trẻ em liệu có cần thiết ở thời điểm hiện tại?

Giáo dục mới ở trẻ em liệu có cần thiết ở thời điểm hiện tại?

Từ xa xưa, thế hệ ông bà đã có rất nhiều phương pháp dân gian để nuôi dạy trẻ và chúng ta cũng không thể phủ nhận về khả năng hiệu quả. Tuy nhiên, thời kỳ hiện tại đã có rất nhiều sự thay đổi. Thế giới quan của trẻ em hiện nay khác biệt hoàn toàn so với những gì mà người đi trước đã trải qua. Chúng tiếp cận đến với cộng đồng ở một góc nhìn mới của một thời kỳ công nghệ hiện đại và cơ sở hạ tầng tiên tiến.

Từ đó, những cách giáo dục cũ dần lỗi thời và khó có thể đáp ứng được những nhu cầu phát triển của xã hội. Sự thay đổi là một điều tất yếu để bảo vệ cũng như định hướng đúng đắn cho ý thức của trẻ khi bước vào những giai đoạn giáo dục tiếp theo.

Tác dụng chung của những phương pháp giáo dục mới

Những phương pháp giáo dục mới được nghiên cứu theo nhiều góc độ khác nhau. Trong đó, mỗi phương pháp sẽ dựa vào một yếu tố để chú trọng xoay quanh và dần hoàn thiện các yếu tố còn lại. Chung quy lại, mục đích cuối cùng vẫn là tạo dựng nên một nền tảng vững chắc trước khi trẻ được giáo dục ở trường. Các tác dụng chung này có thể được tóm tắt như sau:

Tính trách nhiệm và sự lắng nghe

Sự lắng nghe đến lời nói của trẻ dần là yếu tố thay đổi lớn nhất giữa các thế hệ giáo dục. Trẻ em thời xưa thường không nhận được nhiều sự công nhận đến từ người lớn. Các thế hệ ông bà thường phớt lờ đi những yêu cầu cũng như lời hứa của trẻ. Tuy nhiên ở thời đại giáo dục mới, tư tưởng này đã dần bị thay thế.

Các phương pháp giáo dụng mới hướng trẻ đến một tính trách nhiệm về lời nói thông qua sự công nhận của người lớn. Điều này không đồng nghĩa với việc chiều chuộng và làm mọi thứ mà chúng yêu cầu. Người giáo dục cần đặt ra những vấn đề mà trẻ phải thực hiện để đạt được những thứ mà mình mong muốn. Bên cạnh đó, người lớn cũng phải tuân thủ kỷ luật để làm hình mẫu cho trẻ học hỏi.

Lắng nghe để có thể hiểu và chia sẻ giữa bố mẹ và con cái

Lắng nghe để có thể hiểu và chia sẻ giữa bố mẹ và con cái

Giáo dục về giới tính và tránh xâm hại giới tính

So với những tư tưởng trước đây về việc cho trẻ tiếp xúc sớm đến những vấn đề về giới tính, chúng ta vẫn luôn phải xoay quanh những rào cản về văn hóa, thuần phong mỹ tục, đạo đức, thậm chí là cả tôn giáo và tín ngưỡng. Sự bao bọc quá mức này chính là yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa giáo dục truyền thống và những phương pháp giáo dục mới.

Giáo dục giới tính và nhận thức về xâm hại giới tính không bao giờ là quá sớm ở trẻ. Từ khi bắt đầu bước vào tuổi thứ 6, trẻ đã nên được tiếp xúc với giáo dục giới tính, bắt đầu làm quen đến các bộ phân cơ thể và sự khác biệt giữa bé trai và bé gái. Sự giáo dục được liên tiếp diễn ra cho đến giai đoạn tiền dậy thì ở độ tuổi 12. Thông qua đó, trẻ cũng sẽ đồng thời học được cách tự bảo vệ mình khỏi những xâm hại giới tính. 

Bố mẹ và gia đình nên nhớ rằng, khi bước vào độ tuổi dậy thì, trẻ đã có khả năng sinh sản. Việc thiếu hiểu biết ở giai đoạn vị thành niên sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm sinh lý của trẻ khi trưởng thành.

Tính tự lập và tự hành động

Trẻ em được tạo điều kiện để tự lập từ sớm với những hành động sinh hoạt hằng ngày như ăn uống, tắm rửa và giữ gìn vệ sinh. Đôi khi, những việc mà trẻ thực hiện không mang lại hiệu quả cũng như làm mất thời gian và công sức nhiều hơn của người lớn. Tuy nhiên, dần dần trẻ sẽ vào khuôn phép tự lập và tạo nên một tính cách tốt cho sự trưởng thành.

Tạo tình cảm yêu thương gia đình

Trước khi học cách yêu thương bạn bè và những người xung quanh, trẻ em sẽ được học cách yêu thương gia đình. Bắt đầu từ bố, mẹ cho đến anh chị, ông bà và những người thân khác trong nhà. Trẻ em được giáo dục để tôn trọng và chia sẻ, kính trên nhường dưới.

Tình yêu thương gia đình là một trong những thành quả của giáo dục mới

Tình yêu thương gia đình là một trong những thành quả của giáo dục mới

Khả năng nhận thức về cái xấu

Trẻ em được giáo dục và nâng cao khả năng nhận thức về những điều tốt và điều xấu, những điều được làm và những điều không được làm. Con cái cũng sẽ được dạy về khả năng tự bảo vệ cơ thể khỏi những nguy hiểm ở bên ngoài.

Tạo nên sự tự tin và tư duy

Với những sự giáo dục từ sớm, trẻ sẽ được trang bị nền tảng vững chắc và một sự tự tin khi bước vào trường lớp. Trẻ sẽ được nâng cao về khả năng tư duy, tiếp thu cũng như xử lý thông tin ở trường lớp.

8 phương pháp giáo dục hiện đại cho trẻ em

Trong những chia sẻ sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu qua 8 phương pháp phổ biến đó là Montessori, Reggio Emilia, Glenn Doman, Steiner, STEAM, Highscope, Shichida và Forest School.

Phương pháp giáo dục trẻ Montessori

Montessori là một phương pháp chú trọng vào trẻ em từ 0 đến 6 tuổi và đánh giá đây là giai đoạn vàng trong sự phát triển của mỗi con người. Phương pháp này chú trọng vào khả năng phát triển tư duy nhận thức của trẻ thông qua những bộ môn như: toán học, ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ nước ngoài, lịch sử học, địa lý học, khả năng nhận biết và thực hành trong cuộc sống.

Montessori vận hành dựa trên phương châm lấy trẻ em làm trung tâm của mọi hoạt động diễn ra xung quanh trẻ. Giúp trẻ hoàn thiện khả năng hoạt động của các giác quan và trí não.

Áp dụng phương pháp Montessori để trẻ phát triển toàn diện

Áp dụng phương pháp Montessori để trẻ phát triển toàn diện

Phương pháp Reggio Emilia

Phương pháp Reggio Emilia cho phép trẻ em tự do tìm hiểu không gian xung quanh với những sự quan sát từ người giáo dục. Ở phương pháp này sẽ không có bất cứ sự ràng buộc hay can thiệp bất hợp lý nào từ người giám sát. Trẻ sẽ được vận dụng tối đa khả năng tiếp thu, khả năng sáng tạo và khả năng tự quyết định. Đây là phương pháp được sử dụng khá nhiều ở những trường học phương Tây và Châu Âu.

Phương pháp Glenn Doman

Glenn Doman là phương pháp nuôi dạy trẻ từ 0 đến 6 tuổi thông qua những bộ thẻ theo chủ đề, thông thường là: toán học, tập đọc, chương trình hoạt động và thế giới quan xung quanh. Ưu điểm hoạt động của phương pháp này đó chính là có thể giảng dạy tại nhà bởi phụ huynh.

Phương pháp Steiner

Phương pháp Steiner có triết lý giáo dục khá đơn giản nhưng khi thực hiện lại cực kỳ khó, đó là: trong giáo dục trẻ em không tồn tại thành tích, đánh giá con người thông qua trái tim chứ không vì vật chất, không quyền lực và sự phân biệt lớn nhỏ, không thưởng, không phạt và không phán xét. Người giảng dạy sẽ được đào tạo đặc biệt về cách xử lý và ứng xử đối với trẻ.

Phương pháp Steiner giáo dục con trẻ luôn công bằng và bình đẳng

Phương pháp Steiner giáo dục con trẻ luôn công bằng và bình đẳng

Phương pháp STEAM

STEAM là cụm từ viết tắt bao gồm Science - Technology - Engineering - Art - Mathematics. Đây là phương pháp được áp dụng cho trẻ mầm non để giáo dụng tổng hợp về 5 lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. Trong lớp học mầm non, người giảng dạy sẽ tạo ra những tình huống thực tế có liên quan đến lĩnh vực và rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề của trẻ.

Phương pháp Highscope

Highscope là phương pháp nuôi dạy trẻ mầm non được ứng dụng rộng rãi trong các chương trình giáo dục của những ngôi trường nổi tiếng thế giới. Phương pháp này hướng đến khả năng nâng cao sự chủ động, vật liệu và tham gia những sự kiện của trẻ. 

Highscope được nghiên cứu và lên kế hoạch cực kỳ cẩn thận và công phu. Các tài liệu giảng dạy của giáo viên cũng được đổi với hằng ngày để phù hợp với sự phát triển cũng trình độ của trẻ.

Phương pháp Shichida

Shichida là phương pháp chú trọng vào sự phát triển ngũ quan của trẻ bao gồm: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác. Đây là phương pháp áp dụng cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi và cực kỳ phổ biến ở các nước Châu Á như Nhật Bản và Việt Nam. Phụ huynh có thể tự mình thực hiện và tham khảo thông qua một số loại sách về phương pháp này như:

  • “33 bài thực hành theo phương pháp Shichida”
  • “Yêu thương, khen ngợi và nhìn nhận theo phương pháp Shichida”
  • “70 thói quen tốt trong việc nuôi dưỡng con theo phương pháp Shichida”
  • “Phát triển năng lực trí tuệ cho con theo phương pháp Shichida”

Phương pháp Forest School

Phương pháp Forest School giúp trẻ giao lưu với thế giới bên ngoài

Phương pháp Forest School giúp trẻ giao lưu với thế giới bên ngoài

Forest School là phương pháp giáo dục ngoài trời bằng cách cho trẻ đi cắm trại hoặc đi dạo cùng bố mẹ ở những không gian thiên nhiên. Phương pháp này tạo nên sự gắn kết giữa những thành viên, tình yêu thiên nhiên của trẻ nhỏ và các kỹ năng sử dụng các công cụ một cách an toàn.

Phương pháp này cũng mang đến sự vui vẻ, hứng thú và kích thích trí tò mò cũng như khả năng xử lý tình huống của trẻ. Những trải nghiệm và khám phá sẽ giúp trẻ thêm tự tin và không ngại tiếp cận đến những cái mới hay cộng đồng bạn bè mới.

Trên đây là những chia sẻ của Kidor về phương pháp giáo dục mới ở thời hiện đại. Chúc quý phụ huynh thành công trong từng giai đoạn nuôi dạy trẻ của mình.

Vui lòng đợi...