Trong quá trình nuôi dạy con cái, đồ chơi là một trong những yếu tố quan trọng góp phần không nhỏ vào sự phát triển toàn diện của bé. Không chỉ đơn thuần phục vụ cho mục đích vui chơi, một số loại đồ chơi trẻ em còn mang đến sự rèn luyện và kích thích ngũ quan. Sau đây, Kidor sẽ chia sẻ vấn đề này cùng với quý vị phụ huynh.
Phân loại đồ chơi trẻ em
Phân loại một số đồ chơi trẻ em theo công dụng
Để cùng trẻ phát triển toàn diện, bố mẹ có thể lựa chọn những nhóm đồ chơi đang thịnh hành trên thị trường hiện nay bao gồm: đồ chơi nâng cao tư duy, đồ chơi ngôn ngữ, đồ chơi gỗ, đồ chơi tạo khả năng tự lập, đồ chơi vận động và đồ chơi tương tác cộng đồng.
Nhóm đồ chơi trẻ em nâng cao tư duy
Nhóm đồ chơi nâng cao tư duy sẽ bao gồm giải đố, lắp ghép, chơi cờ hoặc xây dựng. Mục đích chính của nhóm này là kích thích trí tưởng tượng và suy luận của trẻ thông qua thời gian vui chơi. Trong đó, điển hình có thể kể đến như bộ đồ chơi lego, bộ đồ chơi xếp hình mảnh ghép, bộ đồ chơi gỗ giải đáp,...
Bộ đồ chơi phát triển ngôn ngữ
Từ khi chào đời cho đến năm 3 tuổi, trẻ sẽ liên tục phát triển khả năng nghe và nói thông qua việc tiếp xúc với thế giới quan xung quanh. Và để hỗ trợ cho quá trình này, bố mẹ có thể sử dụng một số loại đồ chơi phát triển ngôn ngữ dành riêng cho bé. Trong đó có thể kể đến như bộ thẻ tượng hình Glenn Doman, thẻ chấm tròn Flashcard hay giáo cụ Montessori.
Đồ chơi giúp bé học tính tự lập
Để rèn luyện tính tự lập cho trẻ, phần lớn yếu tố sẽ đến từ sự quan sát và giáo dục của bố mẹ. Tuy nhiên, đồ chơi cho trẻ cũng có khả năng hỗ trợ quá trình này nếu được bố mẹ sử dụng đúng cách:
- Tạo không gian: Đầu tiên, bố mẹ cần tạo một không gian tự chủ cho bé. Khi được hoạt động trong phạm vi này, bé sẽ được tự do làm những việc mà mình thích dưới sự giám sát và can thiệp từ vòng ngoài.
- Phân bổ đồ chơi: Trong không gian hoạt động, bố mẹ sẽ bày trí những món đồ chơi để phục vụ cho trẻ. Đây có thể là những món giúp tăng cường vận động hay giải đố có thưởng. Cũng có thể là những món đồ chơi xếp hình hoặc đơn giản chỉ là một món đồ chơi tương tác thuần túy.
- Ý nghĩa đồ chơi: Bố mẹ nên lựa chọn những món đồ chơi có thể vận hành 1 mình. Đây là lúc bé tự đưa ra quyết định và những hành động của mình trước những món đồ chơi đó mà không phải nhờ và vào người lớn hoặc bạn bè.
Bộ đồ chơi vận động
Bên cạnh những món đồ chơi tăng cường trí não, các bậc bố mẹ cũng nên trang bị cho con mình những món đồ chơi tăng cường thể chất thông qua sự vận động. Trong đó, những món đồ chơi gỗ như ngựa gỗ, nhà gỗ, vách núi gỗ,... sẽ mang đến khả năng an toàn nhưng vẫn đảm bảo hiệu suất hoạt động của con trẻ.
Đồ chơi tương tác cộng đồng
Khác với đồ chơi giúp bé tự lập, đồ chơi tương tác sẽ giúp nâng cao khả năng giao tiếp của trẻ đến với cộng đồng xung quanh. Bắt đầu từ bố mẹ, anh chị, ông bà, cô chú trong nhà cho đến thầy cô, bạn bè ở trường lớp. Trong đó, bố mẹ có thể lựa chọn từ những bộ game ghép hình, trò chơi điều khiển hoặc nhập vai.
Chất liệu đồ chơi trẻ em
Một số loại chất liệu đồ chơi trẻ em thông dụng hiện nay
Chất liệu là yếu tố quan trọng hàng đầu khi lựa chọn một món đồ chơi cho con trẻ. Không giống như người lớn, đồ chơi trẻ em có những yêu cầu khắt khe hơn khá nhiều.
Đồ chơi chất liệu nhựa
Đây là chất liệu đại trà nhất trong những món đồ chơi của trẻ em. Hầu hết phần lớn loại đồ chơi trên thị trường đều sử dụng một loại nhựa tổng hợp nào đó. Tuy nhiên, không phải tất cả loại nhựa nào cũng giống nhau. Bố mẹ nên có cách phân biệt được những loại nhựa được phép sử dụng và những loại nào thì không.
- Ưu điểm: Giá thành rẻ nhất, dễ tìm mua và mẫu mã sản phẩm đa dạng, nhiều màu sắc.
- Nhược điểm: Nhiều món đồ chơi kém chất lượng có thể gây ngộ độc từ nhựa. Đồ chơi có độ bền không cao, chịu va đập kém.
Đồ chơi chất liệu gỗ
Đồ chơi chất liệu gỗ cực kỳ thích hợp để phục vụ trẻ em, ít gây độc hại, bền bỉ và cứng cáp. Trên thị trường hiện nay, các bậc phụ huynh thường ưu tiên sử dụng đồ chơi gỗ trước khi đưa ra những quyết định chọn mua đồ chơi nhựa cho con.
- Ưu điểm: Ít độc hại, bền bỉ, cứng cáp.
- Nhược điểm: Giá thành cao, ít màu sắc, ít mẫu mã.
Đồ chơi cao su
Đối với những trẻ dưới 1 tuổi, quý phụ huynh còn có một sự lựa chọn khác cũng khá hữu dụng đó chính là sử dụng đồ chơi cao su. Đây là những món đồ chơi có sự mềm mại mà nhẹ nhàng, không gây va đập nguy hiểm cho bé. Đối với những bé chưa mọc răng, việc sử dụng đồ chơi gặm nướu cao su thay thế cho ti giả cũng đang khá được ưa chuộng.
- Ưu điểm: Nhẹ, mềm, ít gây nguy hiểm.
- Nhược điểm: Chỉ phát huy tác dụng tốt nhất khi sử dụng sản phẩm chất lượng cao, giá thành đắt đỏ.
Tiêu chuẩn chọn đồ chơi trẻ em
Một vài tiêu chuẩn chọn đồ chơi cho trẻ em phù hợp
Để lựa chọn đồ chơi trẻ em an toàn, bố mẹ có thể tham khảo một số tiêu chuẩn sau đây.
- Không độc hại: Trẻ em dưới 3 tuổi có xu hướng nếm thử tất cả món đồ vật mà mình có thể cầm được trên tay. Vì thế đồ chơi trẻ em cần đảm bảo không gây độc hại và an toàn cho mọi lứa tuổi.
- Độ tuổi chơi: Đối với những món đồ chơi chính hãng, nhà sản xuất luôn đính kèm với đó là độ tuổi phù hợp để sử dụng. Đồ chơi trẻ em 1 tuổi sẽ chỉ phù hợp với những bé từ 1 tuổi trở lên. Vì thế bố mẹ nên cân nhắc tiêu chuẩn này đầu tiên.
- Màu sắc: Chỉ cần 1 tháng sau khi hệ thống thị lực đã được phát triển hoàn chỉnh, bé đã có thể nhìn thấy tất cả các màu và phát sinh yêu thích đặc biệt với một màu nào đó. Bố mẹ nên lưu ý đến sở thích của trẻ để lựa chọn sao cho phù hợp.
- Giới tính: Lựa chọn đồ chơi cho trẻ không thể không nhắc đến vấn đề giới tính. Bé trai và bé gái sẽ có những đặc điểm rất riêng để phát triển nhận thức về giới tính khi trưởng thành.
- Mục đích sử dụng: Mỗi món đồ chơi nên được lựa chọn dựa trên một mục đích cụ thể. Tùy thuộc vào lộ trình phát triển của bé mà bố mẹ có thể vạch ra một kế hoạch cho riêng mình.
- An toàn: Đồ chơi trẻ em phải đảm bảo tuyệt đối an toàn.
An toàn khi lựa chọn đồ chơi trẻ em
Yếu tố an toàn khi lựa chọn đồ chơi cho trẻ em
Đối với đồ chơi của con cái, yếu tố an toàn phải được đặt lên hàng đầu. Bởi vì trẻ em dưới 3 tuổi vẫn chưa phát triển hoàn thiện về những cơ quan chức năng như người lớn. Bé cần nhận được nhiều sự bảo vệ và chở che từ bố mẹ. Chúng ta có thể liệt kê một số yếu tố an toàn khi lựa chọn đồ chơi cho trẻ như:
- Thiết kế: Những món đồ chơi có thiết kế quá nhỏ sẽ cực kỳ nguy hiểm khi bị trẻ nuốt vào bụng hoặc gây hóc ngạt thở. Bên cạnh đó, những món đồ chơi có góc nhọn, cạnh sắc cũng có thể gây nguy hiểm khi bé bị va chạm.
- Tạo hình: Tạo hình của món đồ chơi phải phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Bố mẹ nên lựa chọn những món đồ chơi có hình dạng dễ thương, con vật hoặc đồ vật mang tính thân thuộc để kích thích trí tò mò khám phá. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng nên tránh xa những hình ảnh bạo lực, cổ súy hành động ích kỷ hoặc phân biệt.
- Hình thái: Bố mẹ không nên lựa chọn những món đồ chơi quá nặng và cứng dành cho con, đặc biệt là đối với những bé dưới 1 tuổi. Ở độ tuổi này, hoạt động cầm nắm của tay vẫn chưa hoàn toàn hoàn thiện và bé rất dễ làm rơi đồ chơi lên người. Từ đó, món đồ chơi quá cứng và nặng có thể gây tổn thương đến bé khi bị va chạm.
- Độc hại: Đối với đồ chơi nhựa, Phthalate là một thành phần cực kỳ nguy hiểm và cũng là tác nhân gây ung thư ở trẻ. Đối với đồ chơi gỗ, hàm lượng Formaldehyde quá cao cũng là một tác nhân có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Khi lựa chọn đồ chơi trẻ em, bố mẹ nên tránh xa những thành phần như Phthalate và Formaldehyde hay những hợp chất tương tự.
Một số lưu ý khi lựa chọn đồ chơi trẻ em
Một vài lưu ý cần ghi nhớ khi lựa chọn đồ chơi trẻ em
- Không nên mua tất cả mọi thứ: Bố mẹ nên có sự cân nhắc và lựa chọn những món đồ chơi tốt nhất thay cho việc mua tất cả mọi thứ. Việc sở hữu quá nhiều đồ chơi không hề giúp ích cho sự phát triển mà còn mang đến một số tác động tiêu cực đối với trẻ.
- Lựa chọn địa chỉ uy tín: Bố mẹ nên chọn mua đồ chơi cho trẻ ở những thương hiệu lớn và uy tín để đảm bảo chất lượng cũng như sản phẩm chính hãng. Bên cạnh việc bảo vệ sức khỏe cho bé, bố mẹ còn nhận được chế độ bảo hành tốt và nhiều ưu đãi hấp dẫn khác.
- Đồ chơi trẻ em cao cấp: Đồ chơi trẻ em cao cấp không phải lúc nào cũng hiệu quả hơn những món đồ chơi thông thường. Chỉ cần quý phụ huynh nắm được nhu cầu và sở thích của con, việc lựa chọn đồ chơi sẽ khá dễ dàng và không tiêu tốn quá nhiều chi phí.
- Thời điểm nên mua đồ chơi cho con: Việc mua một món đồ chơi mới cho con cũng nên lựa chọn thời điểm hợp lý. Kho đồ chơi của trẻ không nên quá thừa thãi nhưng cũng không nên quá thiếu thốn. Bố mẹ có thể lựa chọn thời điểm mua một món đồ chơi mới khi con đã khai thác những món đồ chơi cũ một cách trọn vẹn.
- Mua theo yêu cầu của con: Khi trẻ đã lớn và có những đòi hỏi cho riêng mình thì cũng là lúc mà bố mẹ sẽ có nhiều sự toan tính hơn. Việc trẻ đòi mua một món đồ chơi mà chúng thích xảy ra rất nhiều trong cuộc sống. Tuy nhiên, bố mẹ chỉ nên mua những thứ thật sự cần thiết trong sự phát triển của trẻ. Để mua những món khác, bố mẹ hãy ra một nhiệm vụ và yêu cầu con hoàn thành để đạt được những gì mà chúng thích.
Trên đây là những chia sẻ của Kidor về đồ chơi trẻ em cũng như những vấn đề có liên quan. Hy vọng bố mẹ đã có những góc nhìn tốt hơn và đưa ra quyết định hợp lý dành cho gia đình mình.